Dịch vụ

Thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp

Để tham gia vào hoạt động kinh doanh thì thành lập công ty là thủ tục đầu tiên để thương nhân bước chân gia nhập thị trường. Theo đó, để một công ty được ra đời cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp, kinh doanh thương mại và với đội ngũ luật sư, chuyên gia thuế, kế toán có chứng chỉ hành nghề, kiến thức chuyên sâu cùng kinh nghiệm lâu năm, Nhật Quang group đã hỗ trợ hàng ngàn lượt doanh nhân khởi nghiệp, thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp mỗi năm. Chúng tôi tự hào là công ty luật cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp nhất, với chi phí hợp lý nhất và thời gian nhanh nhất.

Điều Kiện thành lập công ty

Điều kiện để thành lập công ty khá đơn giản chỉ cần bạn đủ 18 tuổi, không thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp là bạn có thể thành lập công ty ở bất cứ tỉnh thành nào bạn muốn mà không bị hạn chế về việc đăng ký hộ khẩu hay thường trú. Trừ một số trường hợp đặc biệt pháp luật không hạn chế số lượng công ty một người muốn thành lập. Theo đó, nếu bạn đã sẵn sàng khởi nghiệp đừng ngần ngại liên hệ với Nhật Quang group để được hỗ trợ, tư vấn thành lập công ty.

Tài liệu cơ bản cần để thành lập công ty

  • Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (đối với người đại diện được thuê không đồng thời là cổ đông, thành viên công ty).
  • Các thông tin liên quan đến tên công ty, địa chỉ, vốn, ngành nghề kinh doanh,… để Nhật Quang group tư vấn cụ thể và soạn thảo hồ sơ, đại diện cho quý khách hàng thực hiện mọi thủ tục thành lập công ty.
  • Các giấy tờ quan trọng nhất là bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của danh sách thành viên công ty, cổ đông sáng lập và người đại diện công ty. Các giấy tờ liên quan đến trụ sở công ty như hợp đồng thuê nhà, mượn nhà, quyền sở hữu nhà đất của chủ doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với quyền sử dụng đất, toà nhà, văn phòng cho thuê.

Thủ tục thành lập công ty

  1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty;
  2. Nộp hồ sơ thành lập công ty, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp.
  3. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  4. Khắc con dấu (mộc tròn) công ty;
  5. Hoàn thiện thủ tục sau thành lập công ty;
  6. Tư vấn các vấn đề pháp lý, kế toán thuế cho hoạt động của công ty;
  7. Hoàn thiện các giấy phép con đủ điều kiện kinh doanh như: giấy phép kinh doanh lữ hành, du học, vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố thực phẩm

Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

  1. Khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý những gì? Những lưu ý sẽ giúp doanh nghiệp không gặp phải những khó khăn trong pháp lý trong quá trình kinh doanh. Đó là tiền đề tốt để phát triển doanh nghiệp/công ty uy tín, bền vững, lớn mạnh sau này.

    Trụ sở công ty: Theo quy định tại Điều 42, Luật Doanh nghiệp 2020:

    • Trụ sở công ty không được ở nhà tập thể, nhà chung cư.
    • Để bảo đảm hoạt động kinh doanh khi thuê nhà, mượn nhà làm trụ sở công ty Quý khách hàng nên ký kết hợp đồng thuê nhà, mượn nhà và yêu cầu chủ nhà cung cấp cho 02 bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ tương đương.
    • Trụ sở công ty phải liên hệ được, có người nhận thư báo, tránh trường hợp cơ quan thuế, cơ quan đăng ký doanh nghiệp gửi thư phát không có người nhận sẽ bị liệt vào công ty không kinh doanh tại trụ sở và bị đóng mã số thuế, khóa mã số doanh nghiệp.
    • Doanh nghiệp nên cố định trụ sở theo quận huyện vì khi thay đổi trụ sở khác quận, huyện đang đăng ký phải thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận trước khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.

    Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

    • Theo ghi nhận của Luật Doanh nghiệp hiện hành (Luật Doanh nghiệp 2020), Quý khách hàng có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế thì nếu Quý khách hàng kinh doanh các ngành nghề thông thường nên lựa chọn 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến là Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần.
    • Trên thực tế sự khác biệt lớn nhất của công ty cổ phần so với công ty TNHH là ở chỗ công ty cổ phần có thể huy động vốn linh hoạt và tham gia thị trường chứng khoán. Theo đó, số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu có 03 người và không hạn chế tối đa, dễ dàng chuyển nhượng sau khi không còn là cổ đông sáng lập. Còn ưu việt lớn nhất của công ty TNHH là sự tham gia của các thành viên vào công ty là rất chặt chẽ, số lượng người tham gia hạn chế từ 01 đến 50 người.
    • Ngoài ra, chỉ khi công ty có nhu cầu tham gia thị trường chứng khoán sau này mới nên lựa chọn loại hình công ty cổ phần bởi hoạt động của công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức và các quy định về vấn đề nội bộ của công ty cổ phần tương đối phức tạp mà doanh nghiệp chỉ sơ suất nhỏ có thể đã vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề pháp lý nội bộ của công ty cổ phần.

    Đặt tên công ty: Theo quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020:

    • Trên thực tế tên công ty ngày càng hạn chế do số lượng doanh nghiệp ngày một nhiều. Tuy nhiên, để có thể đặt được tên công ty theo mong muốn rất đơn giản bằng cách thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào tên công ty là có thể đăng ký được.
    • Khi đặt tên công ty cần tránh các tên riêng có thành tố riêng nổi tiếng ví dụ như: Samsung, Nokia, Honda,… hoặc các nhãn hiệu đã đăng ký độc quyền vì có thể doanh nghiệp có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam trước thời điểm doanh nghiệp đăng ký tên công ty bị trùng lặp.
    • Ngoài ra, đặt tên công ty cũng nên tính đến việc tên riêng công ty có khả năng đăng ký nhãn hiệu, tên miền để nhận diện thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai mang tính đồng bộ, chuyên nghiệp.

     Vốn điều lệ: Theo khoản 34 Điều 4, Khoản 2.c Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020:

    • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ do doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm (kể cả các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cũng chỉ cần kê khai đủ mức vốn quy định mà không cần chứng minh hay xác nhận nguồn vốn thực tế).
    • Căn cứ vào nhu cầu hoạt động như: mức hợp đồng ký kết với đối tác, sự tham gia vào dự án, số vốn phải ký quỹ đối với một số ngành đặc thù, mức thuế môn bài muốn đóng mà doanh nghiệp lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý, phù hợp và tính đến tính chịu trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp/công ty khi cam kết mức vốn của mình.
    • Thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với cá nhân thành lập công ty có thể lựa chọn góp vốn bằng hình thức hoặc chuyển khoản vào tài khoản của công ty. Tuy nhiên, đối với tổ chức là thành viên/cổ đông công ty thì việc góp vốn phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản vốn góp vào tài khoản của công ty có đăng ký với cơ quan đăng ký doanh nghiệp (Tham khảo quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ – CP và Thông tư 09/2015/BTC ngày 29/01/2015).
    • Theo quy định của pháp luật, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định trừ trường hợp thành viên, cổ đông không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày thì công ty phải hoạt động đủ 02 năm mới có thể đăng ký giảm vốn điều lệ cùng một số điều kiện nhất định. Do đó, công ty nên cân nhắc mức vốn khi kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ thành lập công ty để đảm bảo việc góp vốn cũng như cân bằng lợi ích các thành viên/cổ đông trong công ty.

    Ngành nghề kinh doanh: Theo Điều 7 Nghị định số 01/2021 về đăng ký kinh doanh:

    • Hiện nay, doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề mà mình đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ đăng thành lập công ty.
    • Có thể nói điểm ưu việt của Luật Doanh nghiệp hiện hành là doanh nghiệp chưa cần xuất trình các điều kiện đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn mở rộng các ngành nghề kinh doanh để tránh sau khi hoạt động phát sinh thêm thủ tục bổ sung ngành nghề do khi thành lập chưa bao quát các ngành nghề dự định kinh doanh.
    • Việc áp mã ngành nghề kinh doanh của công ty thực hiện theo mã ngành cấp 4 theo quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (Áp dụng theo Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ). Nhật Quang group sẽ hỗ trợ phân ngành và áp mã ngành nghề cho quý công ty.

    Trước khi thành lập công ty, thương nhân nắm được những lưu ý trên để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Trình tự thành lập công ty phải được hình thành từ khâu lựa chọn tên doanh nghiệp đến khâu lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh lựa chọn nào là tối ưu nhất và đúng quy định của pháp luật doanh nghiệp quy định.

Tư vấn

Thành lập doanh nghiệp

Trước khi thành lập doanh nghiệp, Quý khách hàng sẽ có rất nhiều nội dung cần được hỗ trợ giải đáp. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn qua Hotline

Scroll to Top